Các trường hợp lập vi bằng phổ biến

Thừa Phát Lại Huyện Hóc Môn

Since 2014

Thừa Phát Lại Huyện Hóc Môn
Các trường hợp lập vi bằng phổ biến
Ngày đăng: 26/06/2024 11:16 AM

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này. Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

Dưới đây là một số trường hợp thường được yêu cầu lập vi bằng rất phổ biến tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận:

  • Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà

  • Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê

  • Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm

  • Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình

  • Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật

  • Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế

  • Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống…

  • Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông

  • Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình

  • Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu

  • Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp

  • Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra

  • Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng

  • Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh

  • Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại

  • Xác nhận mức độ ô nhiễm

  • Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện

Thủ tục lập vi bằng

Bước 1. Liên hệ với Văn phòng Thừa phát lại để được tư vấn và báo phí

Quý khách có thể liên hệ với Văn phòng Thừa phát lại Sài Gòn để yêu cầu tư vấn về tình huống của mình. Quý khách có thể yêu cầu ký hồ sơ tại Văn phòng hoặc tại địa chỉ nhà riêng. Văn phòng Thừa phát lại sẽ dựa trên khối lượng công việc và nội dung cần ghi nhận để đưa ra một mức phí phù hợp nhất cho Quý khách.

Quý vị có thể liên hệ với Văn phòng Thừa phát lại huyện Hóc Mô qua các kênh:

Hotline: 0941 302 277

Email: tpl.hanhlehuu@gmail.com

Website: thuaphatlaihocmon.com

Facebook: 

Bước 2. Tiến hành ghi nhận ghi nhận các nội dung cần thiết

Sau khi Quý khách và Văn phòng thống nhất chi phí, chúng ta sẽ lên lịch hẹn và địa điểm để tiến hành việc lập vi bằng. Văn phòng sẽ cử Thừa phát lại tiến hành ghi nhận các nội dung mà Quý khách yêu cầu theo lịch đã hẹn.

Bước 3. Nhận kết quả và thanh lý hồ sơ

Sau khi ghi nhận nội dung theo yêu cầu, Văn phòng sẽ tiến hành hoàn thiện vi bằng và thực hiện thủ tục đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh. Thông thường, chúng tôi cần 03 ngày làm việc để trả kết quả đến khách hàng, nếu Quý khách đang trong tình huống gấp rút cần ngay kết quả thì có thể trao đổi để Văn phòng có thể hỗ trợ.

VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI huyện hóc môn

0312739170
8:00 - 17:00
1/9 ấp Đình - Xã Tân Xuân - Huyện Hóc Môn - TP Hồ Chí Minh.
Lê Hữu Hạnh
2014-04-15
0941 302 277
tpl.hanhlehuu@gmail.com
www.thuaphatlaihocmon.com
Bài liên quan

Những trường hợp không được lập Vi bằng

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này. Theo đó, có một số trường hợp mà Thừa phát lại không được lập Vi bằng theo quy định tại Điều 37 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại

Lập vi bằng và những điều cần biết

Vi bằng có thể thay thế văn bản công chứng không? Trường hợp nào không được lập vi bằng?

Vi bằng là gì ? Thủ tục lập vi bằng khi mua bán nhà đất

Bài viết phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn xoay quanh vấn đề lập vi bằng và giá trị sử dụng của vi bằng liên quan đến bất động sản. Thông qua bài viết Thừa phát lại huyện Hóc Môn hy vọng sẽ cung cấp tới khách hàng thông tin pháp lý cần thiết khi lập vi bằng để hạn chế rủi ro.

Lập vi bằng ghi nhận hoạt động kinh doanh

Hiện nay, nhu cầu lập vi bằng ghi nhận hoat động kinh doanh diễn ra rất phổ biến và phạm vi lập cũng đang được mở rộng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nếu có nhu cầu lập vi bằng ghi nhận hoạt động kinh doanh, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ Thừa phát lại huyện Hóc Môn để được tư vấn nhanh chóng, trực tiếp.

Vi bằng là gì? Giá trị pháp lý của vi bằng đến đâu?

Chúng ta thường nghe nói Thừa phát lại lập vi bằng; tuy nhiên không phải ai cũng biết vi bằng là gì và nó có giá trị pháp lý như thế nào.