THỪA PHÁT LẠI CÓ ĐƯỢC LẬP VI BẰNG CHO NGƯỜI THÂN KHÔNG?

Thừa Phát Lại Huyện Hóc Môn

Since 2014

Thừa Phát Lại Huyện Hóc Môn
THỪA PHÁT LẠI CÓ ĐƯỢC LẬP VI BẰNG CHO NGƯỜI THÂN KHÔNG?
Ngày đăng: 22/11/2024 01:23 PM

Thừa phát lại là ai?

Theo quy định của pháp luật, cụ thể tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định 08/2020 quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thì:

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;

Như vậy, từ quy định trên có thể thấy Thừa phát lại là một cá nhân; tuy nhiên cá nhân này phải đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật như: tống đạt; lập vi bằng; xác minh điều kiện thi hành án; và tổ chức thi hành án.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại.

Để được bổ nhiệm Thừa phát lại thì đủ các điều kiện sau đây:

  • Là công dân Việt Nam, không quá 65 tuổi; thường trú tại Việt Nam;
  • Chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật;
  • Có phẩm chất đạo đức tốt;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật;
  • Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp;
  • Tốt nghiệp khóa đào tạo; được công nhận tương đương đào tạo; hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại theo quy định của pháp luật;
  • Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

Có thể thấy để được bổ nhiệm làm Thừa phát lại thì phải hội tụ đủ các điều kiện trên; đồng thời phải tốn rất nhiều thời gian, trong đó thời gian học đại học; thâm niên công tác là mất khá nhiều thời gian trên con đường trở thành Thừa phát lại.

Phạm vi công việc của Thừa phát lại.

Theo quy định của pháp luật, thì Thừa phát lại được phép làm các việc như:

  • Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật như: Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án; Viện kiểm sát nhân dân; cơ quan thi hành án dân sự. Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
  • Lập vi bằng theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định pháp luật;
  • Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự; và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo đúng quy định pháp luật;
  • Tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Lập vi bằng là gì?

Theo khoản 3 Điều 2 của Nghị định 08/2020 có quy định:

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Hình thức của vi bằng phải là văn bản tiếng Việt; nội dung trong văn bản đó thể hiện sự ghi nhận các sự kiện xảy ra, hành vi có thật do chính Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; và lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật. Đồng thời, vi bằng không thể thay thế cho văn bản công chứng; văn bản chứng thực; hay văn bản hành chính khác. Vi bằng chỉ được xem là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết các vụ việc dân sự, hành chính; vi bằng là căn cứ để các bên thực hiện các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Nội dung chủ yếu của vi bằng.

Vi bằng được xem là nguồn chứng cứ để Tòa án giải quyết các vụ việc; là căn cứ để các bên trong giao dịch thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Do đó, nội dung của vi bằng cần có các nội dung chủ yếu sau:

  • Tên, địa chỉ của văn phòng Thừa phát; họ tên Thừa phát lại lập vi bằng;
  • Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
  • Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu lập vi bằng;
  • Họ, tên người tham gia khác (nếu có);
  • Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
  • Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực, khách quan trong việc lập vi bằng;
  • Chữ ký của Thừa phát lại, dấu văn phòng Thừa phát; chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có), và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).
Mẫu vi bằng Thừa phát lại
Mẫu TP-TPL-N-05 – Vi bằng Thừa phát lại – Trung tâm vi bằng

Phạm vi lập vi bằng.

Theo quy định hiện nay, Thừa phát lại được phép lập vi bằng khi có yêu cầu của cơ quan; tổ chức; cá nhân trong phạm vi toàn quốc. Do đó, nếu nơi bạn đang sinh sống chưa có văn phòng Thừa phát lại nào được thành lập; thì có thể lựa chọn các văn phòng Thừa phát lại ở các quận, huyện khác mà không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của vi bằng. Việc lập vi bằng phải phù hợp quy định; thực hiện thủ tục nhanh gọn; đảm bảo an toàn về pháp lý. 

Thừa phát lại có được lập vi bằng cho người thân không?

Câu hỏiXin chào! Hiện nay tôi đang có nhu cầu lập vi bằng phục vụ cho việc giao dịch trong kinh doanh. Tuy nhiên, nơi tôi sinh sống chỉ có một văn phòng Thừa phát lại; và Thừa phát lại đó cũng chính là anh rể của tôi. Do là chồng của chị gái, nên tôi tin tưởng đến nhờ anh ấy lập vi bằng. Tuy nhiên, anh ta từ chối lập vi bằng cho tôi và các bên có lời qua, tiếng lại… Vậy, cho tôi hỏi Thừa phát lại có được lập vi bằng cho người thân không? Nếu lập vi bằng cho người thân thì Thừa phát lại bị xử phạt như thế nào? Xin cảm ơn.

Trả lờiTrung tâm vi bằng xin tư vấn trường hợp trên như sau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 08/2020; dẫn chiếu đến khoản 4 Điều 4 của Nghị định này có quy định:

“Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.”

Như vậy, trường hợp trên anh rể của bạn hoàn toàn có cơ sở để từ chối việc lập vi bằng cho bạn. Việc anh rể là Thừa phát lại lập vi bằng cho bạn có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của chị gái bạn. Do đó nếu lập vi bằng trong trường hợp này anh rể của bạn sẽ vi phạm Nghị định 08/2020 của Chính phủ.

Xử phạt vi phạm khi Thừa phát lại lập vi bằng cho người thân

Nếu tiến hành lập vi bằng cho trường hợp của bạn, anh rể của bạn còn bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm b, khoản 4, Điều 32 Nghị định 82/2020. Mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng do vi phạm quy định về hành nghề Thừa phát lại. Bên cạnh đó còn bị xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng thẻ Thừa phát lại từ 06 tháng đến 09 tháng; ngoài ra còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trên.

Tóm lại, trường hợp trên bạn không thể nhờ anh rể của mình để lập vi bằng. Trường hợp bạn có nhu cầu lập vi bằng trọn gói, an toàn, tận nơi; hãy liên hệ với Trung tâm vi bằng qua số điện thoại 0975.686.065 (Zalo) để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí.

Các trường hợp không được lập vi bằng.

Theo quy định hiện hành thì ngoài trường hợp trên; thì Thừa phát lại không được phép lập vi bằng trong các trường hợp khác như sau:

  • Không được phép lập vi bằng vi phạm quy định về đảm bảo an ninh, quốc phòng, như: Xâm phạm mục tiêu an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật Nhà nước; phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm làm lộ bí mật Nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lại trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ…liên quan đến an ninh, quốc phòng, quân sự; vi phạm quy định bảo vệ bí mật, công trình an ninh, quốc phòng, khu vực quân sự.
  • Không được lập vi bằng vi phạm đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; trái đạo đức xã hội.
  • Không được lập vi bằng thuộc phạm vi hoạt động của công chứng, chứng thực…
  • Không được phép lập vi bằng để ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai; tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
  • Không được lập vi bằng ghi nhận sự kiện; hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.
  • Không được lập vi bằng ghi nhận sự kiện; hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
  • Không được lập vi bằng ghi nhận sự kiện; hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Lập vi bằng liên quan đến đất đai.

Hiện nay, trong các giao dịch liên quan đến nhà đất, các bên có thể lập vi bằng. Nhưng vi bằng này chỉ ghi nhận hiện trạng; thoả thuận đặt cọc hoặc cam kết của các bên;…chứ không ghi nhận việc mua bán nhà đất. Nhiều trường hợp dùng vi bằng trong mua bán nhà đất; việc thực hiện như vậy không có giá trị pháp lý và giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu khi xảy ra tranh chấp. Do vậy, khi thực hiện giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà gắn liền với đất phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Từ các quy định trên có thể thấy pháp luật đã có những quy định để hạn chế việc lập vi bằng của Thừa phát lại. Do đó, khi rơi vào các trường hợp trên thì Thừa pháp lại không được phép lập vi bằng để ghi nhận lại các sự kiện; hành vi xảy ra.

Bài liên quan

NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA THỪA PHÁT LẠI

Hiện nay, Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại đã bước sang năm thứ ba thực thi trên cả nước. Sau một thời gian dài thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh; thì Nghị định này sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức hành nghề Thừa phát lại phát triển và mở rộng hơn trên phạm vi toàn quốc. Vậy, Nghị định này có những điểm gì mới so với Nghị định cũ? Điểm mới về Thừa phát lại là gì?

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THỪA PHÁT LẠI TỐNG ĐẠT HỒ SƠ, GIẤY TỜ?

Hiện nay, Thừa phát lại và nội dung công việc của Thừa phát lại đã được pháp luật quy định cụ thể. Tuy nhiên, phần lớn mọi người chỉ biết đến chức năng lập vi bằng của Thừa phát lại mà không biết đến các chức năng khác như tống đạt, xác minh điều kiện, tổ chức thi hành án. Để tìm hiểu rõ hơn về chức năng tống đạt hồ sơ, giấy tờ của Thừa phát lại; Bạn đọc hãy cùng Trung tâm vi bằng tìm hiểu qua bài viết “Quy định về việc Thừa phát lại tống đạt hồ sơ, giấy tờ” dưới đây để được nắm rõ hơn. Hoặc liên hệ theo số điện thoại 0975.686.065 (Zalo) để được tư vấn và hỗ trợ.

Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý thì người yêu cầu phải có giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý đúng không?

Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý thì người yêu cầu phải có giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý đúng không? Người có công với cách mạng phải nộp những giấy tờ nào để chứng minh mình thuộc diện được trợ giúp pháp lý?

Trợ giúp viên pháp lý bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc thì có bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý hay không?

Trợ giúp viên pháp lý không được là người đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật đúng không? Trợ giúp viên pháp lý bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc thì có bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý hay không?

Có bao nhiêu tổ chức được ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư Pháp theo quy định?

Có bao nhiêu tổ chức được ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư Pháp? Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý phải đáp ứng điều kiện gì để được ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư Pháp?