Chọn ngày 24/7 làm Ngày truyền thống Thừa phát lại Việt Nam

Thừa Phát Lại Huyện Hóc Môn

Since 2014

Thừa Phát Lại Huyện Hóc Môn
Chọn ngày 24/7 làm Ngày truyền thống Thừa phát lại Việt Nam
Ngày đăng: 22/07/2024 10:42 AM

Ngày 24/7- ngày Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2009/NĐ-CP cho phép tổ chức thí điểm chế định Thừa phát lại tại TP.HCM, ngày này cũng được chọn làm Ngày truyền thống Thừa phát lại Việt Nam.

Ngày 20/7, Hội Thừa phát lại TP.HCM tổ chức gặp mặt lần thứ 6 với chủ đề: “Kỷ niệm 15 năm hình thành và phát triển Thừa phát lại Việt Nam".

Ông Lê Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội Thừa phát lại TP.HCM chia sẻ, 15 năm qua, mặc dù chưa có Hiệp Hội Thừa phát lại toàn quốc, nhưng với tinh thần: "Thừa phát lại Việt Nam - Đoàn kết & phát triển", tổ chức Thừa phát lại đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp.

Qua đó, góp phần giảm tải cho các cơ quan Thi hành án và Tòa án.

Ông Lê Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội Thừa phát lại TP.HCM phát biểu.

"Sự chuyên nghiệp và tính minh bạch trong hoạt động của Thừa phát lại đã nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao từ các cơ quan nhà nước và người dân", ông Hùng nói.

Ông Hùng nhìn nhận, ngoài những thành tựu, Thừa phát lại vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có việc nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các Thừa phát lại, hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý để nghề này phát triển ngày càng bền vững.

"Trong tương lai, chế định Thừa phát lại cần tiếp tục phát huy vai trò của mình trong hệ thống pháp luật, đóng góp tích cực vào công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền tại Việt Nam", Chủ tịch Hội Thừa phát lại TP.HCM Lê Mạnh Hùng kỳ vọng.

Ký kết hợp tác giữa tổ chức Thừa phát lại và Học viện Tư pháp cơ sở TP.HCM.

Liên quan đến tổ chức Thừa phát lại, ngày 24/7/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2009/NĐ-CP cho phép tổ chức thí điểm chế định Thừa phát lại tại TP.HCM.

Sau giai đoạn thí điểm, chế định Thừa phát lại đã chứng tỏ được vai trò quan trọng và hiệu quả của mình.

Năm 2013, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 135/2013/NĐ-CP mở rộng phạm vi thí điểm trên toàn quốc. Cũng từ đây, các văn phòng Thừa phát lại trên cả nước tăng nhanh về số lượng và chất lượng.

Kỷ niệm 15 năm hình thành và phát triển Thừa phát lại Việt Nam.

Đến năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại. Từ đó, chế định Thừa phát lại chính thức đi vào hoạt động trên toàn quốc cho đến nay.

Nghề Thừa phát là một lĩnh vực pháp lý đặc thù, với nhiều nhiệm vụ như lập vi bằng (ghi nhận các sự kiện, hành vi có giá trị chứng cứ); tống đạt văn bản (giao nhận văn bản tố tụng, văn bản hành chính theo yêu cầu của Tòa án, cơ quan thi hành án, Viện kiểm sát và các cơ quan khác); thi hành án (thực hiện Thi hành án dân sự theo yêu cầu của các bên liên quan); xác minh điều kiện thi hành án (giúp các cơ quan thi hành án kiểm tra, xác minh điều kiện thi hành án của đương sự)...

Bài liên quan

Bổ nhiệm 19 chánh án và 99 phó chánh án tòa án khu vực tại TP.HCM

Chiều 30-6, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao đã trao quyết định bổ nhiệm chức vụ chánh án, phó chánh án tòa án nhân dân 19 khu vực tại TP.HCM.

Luật hóa chế định thừa phát lại là cần thiết

(PLO)- Việc mở rộng thẩm quyền và giao quyền chủ động hơn cho thừa phát lại trong hoạt động THADS là phù hợp với thông lệ quốc tế, khu vực, thúc đẩy hoạt động tư pháp, phát triển kinh tế, xã hội.

Trường hợp nào mua bán nhà đất bằng giấy tay được cấp sổ đỏ?

Sắp tới nhà đất mua bằng giấy tay có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ)?

Đề xuất xây dựng một dự án luật riêng về hoạt động Thừa phát lại

(PLO)- Theo chuyên gia, hoạt động Thừa phát lại hiện nay mới chỉ điều chỉnh ở nghị định là chưa xứng tầm, không công bằng so với các hoạt động bổ trợ tư pháp khác như luật sư, công chứng.

Nghiệp Vụ Thừa Phát Lại

Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện các nhiệm vụ tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của pháp luật.

Khi nào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không công chứng vẫn được công nhận?

Tôi được khuyên khi mua bán nhà đất thì hợp đồng phải công chứng mới chắc ăn và làm được hồ sơ. Tôi thắc mắc có trường hợp nào mà hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không công chứng vẫn được công nhận hay không?

KHI NÀO ĐƯỢC CẤP BẢN SAO VI BẰNG?

Hiện nay, nhiều người lựa chọn cách thức lập vi bằng như là văn bản ghi nhận giá trị chứng cứ, giúp các bên giảm thiểu được rủi ro khi tham gia giao dịch. Vậy trong trường hợp vi bằng đã được lập nhưng bị thất lạc, hư hỏng thì có được cấp bản sao hay không? Khi nào được cấp bản sao vi bằng? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm một số thông tin về nội dung này.

Thừa phát lại không được làm những gì trong mua bán nhà đất?

Thừa phát lại không được ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu.

Điểm mới của Luật Đất đai 2024: Không cần xác nhận là "nông dân" vẫn được nhận chuyển nhượng đất lúa

Luật Đất đai 2024 cho phép người không sản xuất nông nghiệp vẫn được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa kể từ ngày có hiệu lực, dự kiến 1/8/2024 thay vì 1/1/2025.

THỪA PHÁT LẠI VIỆT NAM TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM 15 NĂM THÀNH LẬP

Chiều ngày 20/7/2024, tại Hội trường Thống Nhất – Thành phố Hồ Chí Minh, Ban liên lạc Thừa phát lại Việt Nam phối hợp với Hội Thừa phát lại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi giao lưu gặp mặt Thừa phát lại Việt Nam lần thứ 6, kỷ niệm 15 năm hình thành và phát triển nghề Thừa phát lại Việt Nam.

Luật sư làm chứng mua bán nhà đất?

Nhiều nơi xuất hiện tình trạng luật sư làm chứng hợp đồng mua bán nhà đất và còn lập cả văn phòng gần giống như công chứng..., dẫn đến một thửa đất bị bán cho nhiều người.

Từ ngày 1.8, tặng cho và mua bán đất trồng lúa như thế nào?

Bắt đầu từ ngày 1.8, luật Đất đai 2024 cho phép người dân dù không trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn được nhận chuyển nhượng, được tặng cho đất trồng lúa không quá 3 ha.