KHI NÀO ĐƯỢC CẤP BẢN SAO VI BẰNG?

Thừa Phát Lại Huyện Hóc Môn

Since 2014

Thừa Phát Lại Huyện Hóc Môn
KHI NÀO ĐƯỢC CẤP BẢN SAO VI BẰNG?
Ngày đăng: 22/11/2024 01:35 PM

Vi bằng là gì?

Căn cứ vào khoản 3 điều 2 nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại nêu khái niệm vi bằng như sau:

“ Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”

Như vậy, vi bằng là văn bản có thể kèm theo hình ảnh, âm thanh, video nếu cần thiết. Trong văn bản này, Thừa phát lại sẽ tiến hành mô tả một cách khách quan, trung thực; và ghi lại hành vi thực tế đã xảy ra, các tình tiết của sự việc mà chính Thừa phát lại đã chứng kiến.

Đặc điểm của vi bằng

Thứ nhất: Vi bằng là căn cứ để Toà án xem xét khi giải quyết vụ án. Vi bằng được lập hợp pháp sẽ được Toà án xem là chứng cứ mà không phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào khác để chứng minh.

Thứ hai: Hình thức của vi bằng là văn bản viết bằng Tiếng Việt. Văn bản đó phải do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, mô tả, ghi nhận bằng văn bản.

Thứ ba: Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của vi bằng. Các yêu cầu này được quy định tại Nghị Định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

Thứ 4: Vi bằng có thể được sao chép và được sử dụng làm chứng cứ lâu dài. Việc vào sổ theo dõi, lưu trữ vi bằng phải tuân thủ các quy định về bảo mật và lưu trữ.                                      

Vi bằng được sử dụng để làm gì?

  • Vi bằng sẽ ghi nhận lại các sự việc, hành vi khách quan để từ đó đánh giá tính hợp pháp của các hành vi này.
  • Vi bằng có giá trị là một trong những chứng cứ để Toà án có thể xem xét đánh giá hoặc giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật.
  • Vi bằng có tác dụng chứng minh việc các bên đã thực hiện giao dịch cũng như quyền và nghĩa vụ của họ,…
  • Tuy nhiên, vi bằng không có giá trị thay thế các văn bản công chứng, chứng thực, văn bản hành chính khác.

Vi bằng được lập gồm những nội dung gì?

Vi bằng được lập bằng văn bản, có đầy đủ những nội dung cơ bản sau:

– Thông tin tên và địa chỉ của văn phòng Thừa phát lại

– Thông tin họ và tên của Thừa phát lại

– Thông tin về họ và tên; địa chỉ của người yêu cầu lập vi bằng

– Nếu có người làm chứng việc lập vi bằng thì phải có thông tin cá nhân của người đó

– Nội dung cụ thể của vi bằng: sự kiện, hành động diễn ra như thế nào, Thừa phát lại phải có trách nhiệm ghi nhận đầy đủ

– Thời gian, địa điểm lập vi bằng như thế nào?

– Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng

– Cuối cùng là chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu)

Lưu ý:

– Vi bằng từ 02 trang phải được đánh số thứ tự rõ ràng

– Vi bằng có từ 02 tờ trở lên theo quy định phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ

 

Trường hợp nào được xin cấp bản sao vi bằng?

Tình huốngTháng 5/2022, tôi có cho anh Lê Văn Ngọc mượn khoản tiền 500 triệu; quá thời hạn mà anh Ngọc không trả tiền cho tôi. Tôi có chứng cứ rõ ràng về việc vay mượn, có tin nhắn, ghi âm. Nên tôi có đến văn phòng thừa phát lại để lập vi bằng. Nhưng vừa rồi do chuyển nhà nên tôi vô tình làm mất vi bằng đã lập. Vậy tôi muốn xin cấp lại bản sao vi bằng đã lập đó có được không? Mong được giải đáp.

Trả lời: Trung tâm vi bằng Việt Nam xin tư vấn về câu hỏi của bạn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, quy định như sau:

Cấp bản sao vi bằng

“1. Việc cấp bản sao vi bằng do Văn phòng Thừa phát lại đang lưu trữ bản chính vi bằng đó thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cung cấp hồ sơ vi bằng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng;

b) Theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập.”

Việc cấp bản sao vi bằng do Thừa phát lại đã thực hiện việc lập vi bằng quyết định. Được thực hiện tại Văn phòng Thừa phát lại sau khi đối chiếu với bản chính và đóng dấu bản sao vi bằng; đồng thời được ghi vào sổ theo dõi vi bằng. Văn bản về việc cung cấp bản sao vi bằng phải được lưu trong hồ sơ vi bằng.

Như vậy, có thể liên hệ Văn phòng thừa phát lại nơi bạn đã lập vi bằng để thực hiện việc xin cấp lại bản sao vi bằng đã mất theo quy định.

Mức phí cấp bản sao vi bằng là bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, mức phí cấp bản sao vi bằng được quy định như sau:

“2. Người yêu cầu cấp bản sao vi bằng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải trả chi phí cấp bản sao vi bằng theo mức sau đây: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ 03 trở lên thì mỗi trang là 03 nghìn đồng.”

Như vậy, trường hợp cấp bản sao vi bằng theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng; người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập sẽ thu chi phí cấp bản sao vi bằng. Mức chi phí cấp bản sao vi bằng quy định như sau: 05 nghìn đồng/trang; từ trang thứ 03 trở lên thì mỗi trang là 03 nghìn đồng.

Trường hợp cấp bản sao theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cung cấp hồ sơ vi bằng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng thì Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm thực hiện và sẽ không thu phí.

Dịch vụ lập vi bằng, xin cấp bản sao vi bằng

Trung tâm vi bằng Việt Nam là một đơn vị tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực vi bằng, thừa phát lại tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết cung cấp các dịch vụ sau:

  • Tư vấn, nghiên cứu vấn đề liên quan đến lập vi bằng của khách hàng;
  • Hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng trên phạm vi toàn quốc;
  • Hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng nhanh, trực tiếp tận nơi, đảm bảo an toàn về pháp lý;
  • Chi phí lập vi bằng rẻ; hợp lý;
  • Nhận uỷ quyền lập vi bằng, xin cấp bản sao vi bằng;
  • Cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh, tranh chấp có liên quan;
Bài liên quan

Bổ nhiệm 19 chánh án và 99 phó chánh án tòa án khu vực tại TP.HCM

Chiều 30-6, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao đã trao quyết định bổ nhiệm chức vụ chánh án, phó chánh án tòa án nhân dân 19 khu vực tại TP.HCM.

Luật hóa chế định thừa phát lại là cần thiết

(PLO)- Việc mở rộng thẩm quyền và giao quyền chủ động hơn cho thừa phát lại trong hoạt động THADS là phù hợp với thông lệ quốc tế, khu vực, thúc đẩy hoạt động tư pháp, phát triển kinh tế, xã hội.

Trường hợp nào mua bán nhà đất bằng giấy tay được cấp sổ đỏ?

Sắp tới nhà đất mua bằng giấy tay có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ)?

Đề xuất xây dựng một dự án luật riêng về hoạt động Thừa phát lại

(PLO)- Theo chuyên gia, hoạt động Thừa phát lại hiện nay mới chỉ điều chỉnh ở nghị định là chưa xứng tầm, không công bằng so với các hoạt động bổ trợ tư pháp khác như luật sư, công chứng.

Nghiệp Vụ Thừa Phát Lại

Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện các nhiệm vụ tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của pháp luật.

Khi nào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không công chứng vẫn được công nhận?

Tôi được khuyên khi mua bán nhà đất thì hợp đồng phải công chứng mới chắc ăn và làm được hồ sơ. Tôi thắc mắc có trường hợp nào mà hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không công chứng vẫn được công nhận hay không?

Thừa phát lại không được làm những gì trong mua bán nhà đất?

Thừa phát lại không được ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu.

Điểm mới của Luật Đất đai 2024: Không cần xác nhận là "nông dân" vẫn được nhận chuyển nhượng đất lúa

Luật Đất đai 2024 cho phép người không sản xuất nông nghiệp vẫn được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa kể từ ngày có hiệu lực, dự kiến 1/8/2024 thay vì 1/1/2025.

Chọn ngày 24/7 làm Ngày truyền thống Thừa phát lại Việt Nam

Ngày 24/7- ngày Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2009/NĐ-CP cho phép tổ chức thí điểm chế định Thừa phát lại tại TP.HCM, ngày này cũng được chọn làm Ngày truyền thống Thừa phát lại Việt Nam.

THỪA PHÁT LẠI VIỆT NAM TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM 15 NĂM THÀNH LẬP

Chiều ngày 20/7/2024, tại Hội trường Thống Nhất – Thành phố Hồ Chí Minh, Ban liên lạc Thừa phát lại Việt Nam phối hợp với Hội Thừa phát lại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi giao lưu gặp mặt Thừa phát lại Việt Nam lần thứ 6, kỷ niệm 15 năm hình thành và phát triển nghề Thừa phát lại Việt Nam.

Luật sư làm chứng mua bán nhà đất?

Nhiều nơi xuất hiện tình trạng luật sư làm chứng hợp đồng mua bán nhà đất và còn lập cả văn phòng gần giống như công chứng..., dẫn đến một thửa đất bị bán cho nhiều người.

Từ ngày 1.8, tặng cho và mua bán đất trồng lúa như thế nào?

Bắt đầu từ ngày 1.8, luật Đất đai 2024 cho phép người dân dù không trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn được nhận chuyển nhượng, được tặng cho đất trồng lúa không quá 3 ha.